Dù xây đường sắt cao tốc sau những nước khác hàng chục năm, Trung Quốc phát triển thần tốc và hiện đứng đầu thế giới với mạng lưới dài hơn 42.000 km.

尽管中国的高铁建设比其他国家晚了几十年,但发展迅速,目前已以超过42000公里的高铁网络处于世界领先地位。

Tháng 10/1978, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình sang Nhật Bản. Dù lịch làm việc dày đặc, ông vẫn sắp xếp thời gian đi tàu cao tốc, tác giả Wang xiong viết trong cuốn Tốc độ của Trung Quốc: Sự phát triển của Đường sắt cao tốc. Trong một buổi họp báo sau đó, Đặng Tiểu Bình cho biết, đây là lần đầu tiên trải nghiệm phương tiện di chuyển này. "Nó rất nhanh, nhanh như gió vậy. Cảm giác như là nó thôi thúc anh phải chạy", ông nói.

1978年10月,中国出访日本。作家王雄在《中国速度:高铁的发展》一书中写道,尽管工作繁忙,他还是抽出时间乘坐了日本的高铁。在随后的新闻发布会上,中国表示,这是第一次体验这种交通工具。“它的速度非常快,像风一样快。感觉就像是在推着你向前奔跑”

Hai tháng sau chuyến thăm, Trung Quốc tổ chức phiên họp toàn thể của Ủy ban trung ương Đảng khóa 11 tại Bắc Kinh và thảo luận các ưu tiên cho phát triển kinh tế. Khi đó, tốc độ tối đa của tàu trên đường ray truyền thống chỉ là 80 km/h và mọi người bàn bạc về sự cần thiết của đường sắt cao tốc. Nhóm ủng hộ khẳng định hệ thống sẽ góp phần phát triển kinh tế, nhưng nhóm phản đối lại cho rằng nó quá tốn kém.

在两个月后,中国在北京召开了会议,讨论了经济发展的优先事项。当时,传统铁路上的列车最高时速只有80公里/小时,人们讨论了修建高铁的必要性。支持者认为该系统将有助于经济的发展,但反对者称其成本太高。

Năm 2008, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu hoạt động, kết nối Bắc Kinh và Thiên Tân, rút ngắn thời gian di chuyển từ 70 phút xuống còn 30 phút.

2008年,中国的第一条高铁开通运营,它连接了北京和天津,将出行时间从70分钟缩短到了30分钟。

Đến cuối năm 2022, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã dài tới 42.000 km, trở thành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Đáng chú ý, tất cả được xây dựng chỉ trong khoảng 15 năm.

到2022年底,中国的高铁网络已经达到4.2万公里,成为全球规模最大的高铁网络。值得注意的是,这一切仅用了大约15年时间就建成了。

Năm 2008, mạng lưới đường sắt cao tốc ở Trung Quốc có tổng chiều dài 672 km, theo SCMP. Đến năm 2010, con số này tăng lên thành 5.133 km. Giai đoạn 2017 - 2020, mạng lưới đường sắt cao tốc đã trải dài gần 40.000 km. Chỉ riêng trong năm 2022, mạng lưới mở rộng thêm 2.082 km, theo CGTN. Trung Quốc đặt mục tiêu có 50.000 km đường sắt cao tốc vào năm 2025 và 200.000 km vào năm 2035.

据南华早报报道,2008年,中国的高铁网络总长度为672公里。到2010年,这个数字增加到了5133公里。而2017年至2020年期间,中国的高铁网络已延伸近4万公里。据CGTN报道,仅2022年,该网络就扩展了2082公里。中国的目标是到2025年让高铁里程达到5万公里,到2035年达到20万公里。

Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện vượt xa các nước khác trên thế giới dù xuất phát sau. Tính đến năm 2021, quốc gia đứng thứ hai về đường sắt cao tốc là Tây Ban Nha với tổng chiều dài 3.661 km, trong khi nước này đã xây dựng mạng lưới từ năm 1992, theo số liệu của Statista và SCMP. Nhật Bản, quốc gia vận hành đường sắt cao tốc từ năm 1964, đứng thứ ba với 3.081 km. Là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có tàu cao tốc nhưng đến năm 2021, Mỹ chỉ vận hành vỏn vẹn 735 km đường sắt cao tốc, đứng thứ 11 trên thế giới.

尽管起步较晚,但目前中国的高铁网络仍遥遥领先于世界其他国家。根据Statista和南华早报的数据,截至2021年,西班牙的高铁里程排名第二,总长度为3661公里,而该国自1992年就开始建设高铁了。日本自1964年起运营高铁,以3081公里的高铁里程排名第三。而作为世界上最早拥有高铁的国家之一,到2021年,美国的高铁运营里程仅为735公里,排名全球第11位。

Tại Mỹ, chuyến tàu nhanh nhất - Acela Express của công ty Amtrak - chạy với tốc độ khoảng 240 km/h. Trong khi đó, với nhiều tuyến đường sắt có tốc độ tối đa 350 km/h, hoạt động di chuyển giữa các tỉnh của Trung Quốc hoàn toàn thay đổi, sự thống trị của ngành hàng không bị phá vỡ trên những tuyến giao thông nhộn nhịp nhất. Tính đến năm 2020, 75% thành phố trên 500.000 dân của Trung Quốc đã có đường sắt cao tốc.

在美国,最快的火车是Amtrak公司的阿西乐特快,运行速度约为240公里/小时。而与此同时,随着多条最高时速达到350公里/小时的高铁线路建成并运营,中国各省之间的出行方式被彻底改变,空运的主导地位也被打破了。截至2020年,中国有75%的50万以上人口的城市拥有高铁。

Đầu tiên, Trung Quốc có nhu cầu di chuyển rất lớn. Tính đến năm 2021, Mỹ có 8 thành phố với hơn 5 triệu dân, Ấn Độ có 7, Nhật Bản có 3 và Anh chỉ có một. Tuy nhiên, Trung Quốc có tới 14 thành phố như vậy, theo B1M. Tốc độ đô thị hóa chưa từng thấy kết hợp với thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa một cách nhanh chóng trên toàn quốc. Trong khi đó, các chuyến bay dày đặc trên bầu trời khiến tình trạng trì hoãn, chậm trễ thường xuyên xảy ra với ngành hàng không. Tàu cao tốc không chỉ cung cấp phương thức di chuyển rẻ hơn mà còn rất đáng tin cậy.

中国有如此庞大的高铁网络是因为人们对出行的需求巨大。截至2021年,美国有8个人口超过500万的城市,印度有7个,日本有3个,英国只有1个。然而,根据B1M的数据,中国有多达14个这样的城市。前所未有的城市化进程速度加上家庭收入的不断增长,导致中国需要一种能在全国范围内让人员和货物快速流动的交通方式。而与此同时,由于空中航班密集,导致航班延误时有发生。而高铁却不仅能提供更便宜的旅行方式,而且非常可靠。

Nhu cầu lớn cho phép Trung Quốc đầu tư mạnh vào công nghệ và cơ sở hạ tầng tàu cao tốc. Theo một nghiên cứu về đường sắt cao tốc Trung Quốc của Đại học Liên hợp quốc năm 2018, trong các kế hoạch 5 năm, tính từ năm 2001, đầu tư cho đường sắt của Trung Quốc liên tục tăng mạnh. Năm 2015, họ đổ 125 tỷ USD cho xây dựng đường sắt. Tháng 11/2018, Chính phủ Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD, một phần lớn trong đó dành cho đường sắt cao tốc.

巨大的需求使得中国能够下决心大力研发高铁技术和建设基础设施。联合国大学2018年对中国高铁的研究显示,从2001年开始的五年计划中,中国对高铁的投资持续大幅增长。2015年,他们投入了1250亿美元用于建设高铁。2018年11月,中国公布了5860亿美元的经济刺激计划,其中很大一部分用于建设高铁。

Khả năng xây dựng với chi phí rẻ và tốc độ nhanh, ứng dụng nhiều loại máy móc và robot hiện đại, cũng là một trong những nguyên nhân giúp Trung Quốc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc một cách nhanh chóng. Theo số liệu của B1M năm 2021, châu Âu tốn khoảng 25 - 39 triệu USD cho mỗi km đường sắt cao tốc, trong khi ở Mỹ, con số này lên tới khoảng 56 triệu USD. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mất khoảng 17 triệu USD cho một km đường sắt cao tốc.

使用多种现代机器和机器人以低成本、高速度建造高铁的能力,也是帮助中国如此迅速发展高铁网络的原因之一。根据B1M2021年数据,欧洲每公里高铁的建造成本约为2500-3900万美元,而在美国,这一数字高达约5600万美元。然而,中国每建造一公里高铁仅需要花费约1700万美元。