Nhóm nghiên cứu đến từ Viện quang học và cơ học chính xác Tây An thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc thử nghiệm thành công thiết bị liên lạc mới trong không gian. Khi đặt trên vệ tinh, thiết bị có thể truyền tín hiệu ánh sáng từ một địa điểm tới địa điểm khác mà không cần biến đổi thành tín hiệu điện, hoạt động giống một chiếc gương

中国科学院西安光机所科研团队成功在太空测试了一款新型的通信装置。据报道,当放置在卫星上时,该设备可以将光信号从一个位置传输到另一个位置,而无需转换为电信号,就像一面镜子。

Các thành viên nhóm nghiên cứu mất hơn một thập kỷ để phát triển thiết bị nhằm tăng cường khả năng, độ linh hoạt và tốc độ truyền thông tin. Thiết bị mang tên "công nghệ chuyển mạch quang học trong không gian" được phóng vào quỹ đạo trên tên lửa đẩy Y7 của Trung Quốc hồi tháng 8. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm thiết bị như vậy trên vệ tinh.

该研究团队的成员花费了十多年的时间来研发该设备,以增强其灵敏性和信息传输速度。这种名为“星载光交换技术”的装置于8月由中国运七号运载火箭送入轨道,这是中国首次在卫星上测试此类装置。

Khi tải về và mở trên mặt đất, thông tin dạng ảnh truyền qua thiết bị vẫn nguyên vẹn mà không bị mất dữ liệu. Bộ chuyển mạch là một bộ phận chủ chốt trong mạng truyền thông, chịu trách nhiệm phân bố dữ liệu theo đường truyền. Ví dụ, khi gọi điện thoại, bộ chuyển mạch đảm bảo cuộc gọi được chuyển hướng tới đúng người nghe. Thiết bị chuyển mạch truyền thống thường bao gồm biến đổi tín hiệu ánh sáng thành dữ liệu kỹ thuật số hoặc mô phỏng, sử dụng điện làm trung gian. Tuy nhiên, thiết bị mới trực tiếp bỏ qua quá trình đó.

当下载并在地面上打开时,通过设备传输的图像信息保持完整,未出现任何数据丢失。在通信网络中,交换机起着至关重要的作用,它负责将数据有效地分发到不同的线路上。例如,当拨打电话时,交换机可确保将呼叫重定向至正确的接听者。传统的交换设备通常涉及使用电作为媒介将光信号转换为数字信号或模拟信号。然而,新设备直接绕过了这个过程。

Theo các nhà nghiên cứu, thiết bị có thể hỗ trợ khả năng chuyển mạch 40 gigabit/giây, cải tiến lớn so với công nghệ chuyển mạch truyền thống. Viễn thám vệ tinh, siêu máy tính với tập dữ liệu lớn và mạng truyền thông di động 6G đều dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng đối với truyền tải thông tin công suất lớn ở tốc độ siêu cao. Để đạt điều đó, các chuyên gia cho rằng mạng tương lai cần ở dạng ba chiều, nối các nút truyền thông trên mặt đất với vệ tinh.

据研究人员介绍,该设备可以支持每秒40吉比特的交换容量,与传统交换技术相比是一个重大提升。众所周知,随着卫星遥感、大数据量超级计算以及6G移动通信的快速发展,对超高速、大容量信息传输的需求日益增长。业内专家表示,为了实现这一目标,未来的网络需要是三维的,将地面的通信节点与卫星连接起来。

Trước đây, đường truyền từ vệ tinh đến mặt đất chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ vi sóng, nhưng tốc độ truyền dữ liệu hạn chế do phạm vi của tần số vi sóng có hạn. Tuy nhiên, sử dụng laser để truyền dữ liệu, gọi là "truyền thông quang học" phát triển nhanh trong những năm gần đây. Laser có phạm vi rộng hơn với băng thông có khả năng lên tới vài trăm gigahertz, do đó có thể gửi nhiều dữ liệu hơn mỗi lần truyền. Khi tốc độ truyền dữ liệu đạt mức rất cao, thách thức với các cơ sở chuyển mạch thông thường là xử lý hơn 100 gigabyte/giây. Để điều chỉnh theo tốc độ ngày càng tăng, việc phát triển hệ thống quang học tiên tiến hơn đóng vai trò thiết yếu.

此前,星地通信主要依靠微波技术,但由于微波频率范围有限,数据传输速度受到了很大的限制。然而,使用被称为“光通信”的技术用激光来传输数据,在近年来发展迅速。激光的频率范围更广,带宽可能高达数百千兆赫,因此每次传输可以发送更多的数据。随着数据传输速度达到非常高的水平,传统交换设施面临的挑战是每秒处理超过100GB的数据。为了适应不断增长的数据传输速度,研发更先进的光交换技术变得至关重要。

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh còn một chặng đường dài trước khi ứng dụng công nghệ trong thực tế. Để sử dụng trong không gian, nhiều bộ phận của thiết bị mới cần được thử nghiệm cẩn thận nhằm đảm bảo hiệu suất.

不过,研究人员强调,该技术距离实际应用还有很长的路要走。为了能在太空中使用,新设备的许多部件需要经过仔细测试以确保其能发挥应有的性能。