Tranh vẽ bộ xương và em bé của họa sĩ thời Tống Lý Tung là một trong tác phẩm bí ẩn nhất lịch sử tranh cổ đại Trung Quốc.

宋代画家李嵩的骷髅和婴儿画作是中国古代绘画史上最神秘的作品之一。

Theo China Folklore, ra đời khoảng 800 năm, đến nay Khô lâu huyễn hý vẫn là cổ vật huyền bí, thu hút quan tâm, tìm hiểu của nhiều chuyên gia mỹ thuật, lịch sử. Tranh chiều dọc 26 cm, ngang 27 cm, hiện được lưu giữ ở bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

据《中国人民报》报道,《骷髅幻戏图》创作约800年前,至今仍然受到许多美术、历史专家的关注和学习。画作长26厘米,宽27厘米,现藏于北京故宫博物院。


"Khô lâu huyễn hý".

《骷髅幻戏图》

Tác giả là Lý Tung (1243-1166), họa sĩ cung đình thời Nam Tống, xuất thân nghèo khó, thuở nhỏ làm thợ mộc. Ông để lại nhiều tác phẩm đề tài đa dạng, từ con người, sơn thủy đến chim muông, đền đài. Theo nhà nghiên cứu Lý Hiểu Dương ở Viện Mỹ thuật, Đại học Sư phạm Thiểm Tây, Khô lâu huyễn hý kỳ lạ nhất trong số tranh của Lý Tung khi lấy chủ đề sự vật ở hai thế giới âm dương.

作者是李嵩(1166-1243),南宋时期宫廷画家,出身贫苦,自幼做木匠。他留下了各种各样题材的作品,从人、山水到鸟类、寺庙。据陕西师范大学美术学院研究员李晓阳介绍,李嵩的画作中最奇特的是以阴阳两个世界的事物做为主题。

Tác phẩm khắc họa bộ xương (khô lâu) lớn, tay cầm bộ xương nhỏ, giống con rối. Bên phải, một đứa bé thích thú bò tới với bộ xương nhỏ. Một phụ nữ giang tay như muốn giữ em bé lại. Ở góc phải, người phụ nữ khác kéo áo cho con bú, gương mặt hiền từ dõi theo cảnh tượng trước mắt. Tranh còn miêu tả một gánh hành lý với ô, bình, chiếc chiếu, trang phục...

作品描绘了大骷髅,手握像木偶的小骷髅。右边,一个小孩想要爬向小骷髅上。一个女人张开双手,想把孩子抱起来。在右下角,另一个女人拉着衣角正在哺乳,面孔慈祥注视着眼前的景象。画中还描绘了一个带伞、花瓶、席子、服装的行李包。
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Lý Hiểu Dương nhận xét mỗi nhân vật, đồ vật đều được khắc họa sinh động. Đường nét gương mặt người phụ nữ, phần hở cơ thể mềm mại, tinh tế, các nét đậm nhạt phong phú. Tổng thể bức tranh toát lên vẻ tươi sáng nhiều hơn là bi ai.

李晓阳评价画作的每一个人物、事物都刻画得生动。女人的面部线条,身体显露的地方柔软细腻,线条浓郁丰富,整体的画作相较悲哀色彩更具有明亮。


Một phần bức tranh. Ảnh: Sohu

部分画像 图片来源:搜狐

Theo Sina, nhiều người cho rằng nhân vật trong tranh lang thang trên phố bán hàng mưu sinh hoặc là nghệ nhân biểu diễn con rối. Số khác lại nhận định tranh miêu tả một gia đình đi chơi hoặc đang trên hành trình chuyển nơi ở.

据新浪报道,许多人认为画中的人物在街头谋生,或者是木偶表演的艺人。另一些人则认为,这是描绘一个家庭外出或正在搬家的旅程。

Lý Hiểu Dương nói Khô lâu huyễn hý có thể chịu ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo, đặc biệt là từ Vương Trùng Dương - người sáng lập Toàn Chân giáo, giáo phái của Đạo giáo. Trong một số bài thơ của mình, Vương Trùng Dương và các đệ tử dùng hình ảnh "khô lâu" để nêu quan niệm về nhân sinh, sự sống và cái chết: Con người trên thế gian đều chỉ như bộ xương có da thịt, vàng bạc châu báu, vinh hoa phú quý chỉ là mây bay qua đầu, tồn tại trong chốc lát.

李晓阳说,《骷髅幻戏图》可能受佛教、道教的思想影响,尤其是道教教派—全真教的创始人王重阳。在一些诗中,王重阳和弟子们常用“骷髅”的形象来阐述人生、生与死的概念:世间人都像有血肉的骨架,金银珠宝、荣华富贵只是过眼云烟,短暂存在。

Đồng quan điểm, trên China Folklore, tiến sĩ lịch sử Khang Bảo Thành cũng cho rằng trước Lý Tung, Vương Trùng Dương và các đệ tử từng vẽ tranh và làm thơ về "khô lâu", tranh không còn được lưu giữ nhưng qua một số bài thơ họ để lại, có thể nhận định về sự tồn tại của các bức tranh này. Khô lâu huyễn hý có thể là cách hiểu của họa sĩ về quan niệm tôn giáo.

同样,在《中国人民报》上,历史博士康宝成也认为,在李嵩之前,王重阳和弟子们曾作过“骷髅”题材的绘画和诗歌,画作虽已不在,但通过他们留下的一些诗,可以确定这些画的曾经存在。《骷髅幻戏图》可能是画家对宗教观念的理解。

Ngoài ra, hình ảnh bộ xương lớn cầm con rối được cho phản ánh sự đồng cảm của Lý Tung với con người nhỏ bé trong xã hội. Vận mệnh của họ nằm trong tay người khác. Các hình ảnh về sự sống và cái chết khiến bức tranh vừa thật vừa kỳ ảo.

此外,大骷髅提着木偶的形象也反映了李嵩对社会小人物的同情,他们的命运掌握在别人手中,生死攸关的画面使这幅画既真实又奇幻。