Ở chợ bên Trung Quốc có vải Úc, vải Thái nhưng hàng người ta đóng rất chỉn chu, không có chuyện bó lá như Việt Nam, báo chí, truyền thông ta phải hiểu điều đó.

在中国市场上有包装非常齐整的澳洲和泰国的荔枝,没有像越南那样捆包着一堆树叶的荔枝,我们的新闻媒体必须要了解到这一点。

Với tư cách là người trong cuộc, bao nhiêu năm làm hàng nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Bagico chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam như vậy…

越南Bagico投资股份公司董事长阮氏诚实女士,她作为一名多年向中国出口越南农产品的专业人士,与《越南农业报》做如下分享...

Tâm lý rất mâu thuẫn

心理非常矛盾

Từ trước đến nay nhiều người Việt Nam luôn ở trong trạng thái tâm lý rất mâu thuẫn, một mặt muốn bán nông sản cho Trung Quốc, một mặt lại ra sức nói xấu thương nhân Trung Quốc, nào là họ mua móng trâu, rễ tiêu, rễ điều, mua đỉa… thì liệu có âm mưu gì chăng? Ý kiến của bà như thế nào về chuyện đó?

到目前为止,很多越南人的心理状态一直很矛盾,一方面想把农产品卖给中国,另一方面又极力诋毁中国商人,因为他们买的是水牛蹄、胡椒根、红木、水蛭……难不成有什么阴谋?您对此有何看法?
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Quốc gia nào, dân tộc nào đều có người tốt và xấu, đều có những người làm ăn phi pháp và lừa đảo. Trong lịch sử thì không chỉ có Trung Quốc xưa từng đánh chiếm Việt Nam mà cả Pháp, Nhật, Mỹ cũng đánh ta, cũng đã gây ra bao nhiêu tội lỗi với người dân.

每个国家、每个民族都有好人和坏人,都有一些做非法生意和欺骗的人。从历史上看,不仅古代中国侵略过越南,法国、日本、美国也对我们发动进攻,也对人民造成了许多罪恶。

Nhưng thế giới ngày càng đổi mới thì tư duy của ta cũng phải đổi mới theo, khép lại quá khứ để cùng nhau hợp tác, phát triển.

但世界日新月异,我们要改变思维,放下过去,共同合作,共同发展。

Phải cắt nghĩa tại sao lại có câu chuyện là thương nhân Trung Quốc không tốt, lừa đảo thế này thế nọ?Người ta tuyên truyền thế cũng có cái đúng nhưng không thể từ một vài hiện tượng mà quy kết, nối sâu mối thâm thù. Chưa kể sự tiến bộ của công nghệ, họ lợi dụng người dân, tạo ra những hình ảnh, video giả tạo trên mạng cốt để câu like kiếm tiền từ quảng cáo…

解释一下为什么会出现对中国商人印象不好的、骗人的说法?确实,有媒体这么报道也是有它正确的地方,但不能因为个别现象以偏概全加深仇恨。 更有甚者利用经过处理过的图片视频发布到网络,以此骗取点赞流量和赚取平台广告费......


Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Bagico. Ảnh: Dương Đình Tường.

越南Bagico投资股份公司经理 阮氏诚实 图片:杨霆相

Chúng ta luôn mong muốn kết nối với thị trường toàn cầu mà Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới, không những tiêu dùng trong nước của họ rất lớn mà còn là một trong những quốc gia dẫn đầu ngành thực phẩm chế biến.

我们一直希望与全球市场接轨,而中国是世界上最大的市场,不仅国内消费量巨大,而且其是在食品加工行业领先的国家之一。

Thứ nữa cộng đồng người Hoa trên thế giới chuyên phân phối thực phẩm cho cộng đồng người châu Á cũng như có các cửa hàng, chuỗi bán hàng. Chính vì thế mà họ là đối tác tốt để tiêu thụ nông sản Việt. Phải nhìn nhận khách quan, công bằng để định hướng thị trường và hợp tác với họ.

其次,世界华人社区专门向亚裔社区、商店和销售连锁店供应食品。这就是为什么他们是消费越南农产品很好的合作伙伴。必须客观公正地看待并定位市场并与之合作。

Sản phẩm của chúng ta cơ bản đều bán cho Trung Quốc trong khi đó hễ nhắc đến họ là ta luôn nhớ đến những cái xấu, cái lừa đảo của một số ít cá nhân thì là điều cực kỳ mâu thuẫn. Bản thân người Trung Quốc làm ăn với mình khi nghe thấy thế họ cũng cảm thấy tự ái chứ?

我们的产品基本上都是销往中国的,而一提到他们,我们总是想起那些不好的东西、个别的欺骗案例,这是非常矛盾的。和我们打交道的中国人听到这话,岂不是很伤自尊?

Chuyện tuyên truyền những sự lừa đảo của thương nhân Trung Quốc có từ chiến tranh tâm lý những năm 1979 trở đi. Khi tôi bắt đầu làm cán bộ ngân hàng ở một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang năm 1987 cũng thấy họ đưa những hàng tâm lý chiến sang cùng với truyền đơn, điều đó khi ấy là rất bình thường.

中国商人欺骗论的宣传可以追溯到1979年后的战后心理至今。1987年我开始在北江省一个山区县城做银行干部的时候,我也看到他们带着战后心理和传单过来,这很平常。

Thế nhưng, sau này chuyện thương nhân Trung Quốc đi thu mua móng trâu, thu mua đỉa hoàn toàn không phải là lừa đảo bởi thị trường Trung Quốc thích sừng tê giác, nên họ mua móng trâu, sừng trâu về để làm giả sừng tê giác và đỉa khô là vị thuốc của họ. Nhu cầu tiêu thụ của họ là có nhưng theo kiểu một đồn mười, rồi đi buôn bán và lừa lẫn nhau chứ không phải mục tiêu chính là lừa người Việt.

不过后来,中国商人买水牛蹄和水蛭的故事并不是骗局,因为中国市场喜欢犀牛角,所以他们买水牛蹄和水牛角来充当犀牛角,还有干水蛭是他们的一种药材。他们的消费需求是有的,但是总是一传十说买卖互相欺骗,而主要目的不是欺骗越南人。


Vải thiều Việt Nam - loại hoa quả người Trung Quốc rất thích. Ảnh: Tùng Đinh.

中国人非常喜欢的一种水果——越南荔枝。 图片:俊丁

Khi hai nước mở cửa thông thương trở lại, từ năm 1995-2005 Việt Nam chủ yếu nhập hàng trái cây Trung Quốc về chứ xuất đi rất ít. Ngược lại, hơn 10 năm nay hàng trái cây Việt Nam xuất sang được Trung Quốc là do người họ sang hợp tác, đặt hàng.

两国重新开放贸易以来,1995-2005年,越南主要从中国进口水果,出口很少。相反,近10多年来,中国人过来寻求合作和订货,越南水果产品才得以出口到中国。

Như ngành thanh long của Việt Nam nếu không có người Trung Quốc thì sẽ không mạnh như vậy. Nhiều vựa trái cây người Việt Nam cũng làm gì có tài chính đủ mạnh? Người Trung Quốc đặt tiền cho mình xây vựa, rồi đặt tiền cho mình mua hàng, rất nhiều ngành hàng của ta đều như vậy.

就像越南的火龙果产业,如果没有中国人就远不会变得如此强大。许多越南水果中间收购商哪里足够的资金支持?中国人花钱给我们建仓库,然后下定金给我们买货,我们很多行业都是这种操作模式。


Khu trưng bày các loại trái cây của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Dương Đình Tường.

北江展会上的各类水果。 图片:杨霆相

Thị trường Trung Quốc giờ đây không còn dễ tính nữa vậy nó khó tính với riêng Việt Nam hay là khó tính chung với các nước xuất nông sản vào họ, thưa bà?

中国市场已经不如从前那般容易了,这是单独对越南严苛还是对各个农产品出口国都如此?

Thật ra công bằng mà nói, cùng những mặt hàng như nhau thì hàng Việt Nam vẫn được ưu ái nhất vì liền biên giới, với những người làm ăn suốt bao năm quen thói quen cũ, không thể một sớm một chiều thay đổi được.

其实平心而论,同样的产品,越南货依然是最受青睐的,因为中越两国边境接壤,一些老生意人的诸多习惯一朝一夕也不是容易改变的。

Thứ nữa người Trung Quốc sang đây mua và những người bao biên đem hàng về nói chung vẫn “luồn lách”, “này nọ” được. Thế nên nông sản của Việt Nam vẫn chưa bị giám sát chặt chẽ như nông sản của các nước khác nhập vào Trung Quốc đâu.

还有一点,中国人来这里买东西,或是边民带东西回去普遍还是“小心机”和“这个那个”的。因此,越南的农产品并没有像其他国家进口农产品到中国那样受到严格检查。

Nếu muốn biết rõ điều đó anh phải xâm nhập vào các chợ lớn của Trung Quốc ở sâu trong nội địa bởi các tỉnh biên giới giáp Việt Nam họ cũng tương tự như ta, chợ cũng thế, hàng rong cũng thế. Thế nhưng hệ thống phân phối lớn, tiêu dùng nhiều hàng xứ nhiệt đới nhất là phía Bắc Trung Quốc, khi đến đó anh sẽ thấy các sản phẩm nội địa của họ.

如果你想了解这一点,你必须深入到中国内地市场去调查,因为其与越南接壤的边境省份和我们很相似,市场和街头小贩也很相似。但是大的分配体系,消费热带产品,特别是华北地区,你去那里就会看到他们的国货。

Chúng tôi cũng có đầu tư trồng trọt ở Trung Quốc nên hiểu rằng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, mã xưởng… cái mà họ đang yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ ấy nói thật chỉ bằng cỡ 10% cái mà ở chợ Trung Quốc, hàng Trung Quốc chúng tôi phải tuân thủ.

我们在中国也有农业投资,所以我们知道对可追溯性、种植区代码、工厂代码的要求……他们正要求越南遵守这些要求,但实际上在中国市场上我们达到的只有 10% 左右,这我们必须遵守。

Nói chung vẫn còn nhẹ nhàng lắm, vẫn còn nương tay lắm. Ví dụ như năm ngoái vải thiều của ta họ vẫn kiểm tra theo hình thức đầu đuôi, cụ thể đầu xe, đuôi xe, trên mặt xem đã sạch lá hay cắt cuống ngắn hay chưa. Đi đường Hà Khẩu vì chưa có máy móc hiện đại đôi khi hàng vẫn còn dễ qua, nhưng đi đường Tân Thanh, họ siêu âm cả container nên phát hiện ra ngay chuyện dân ta "làm trò".

总的来说,中国市场对我们还算是很温柔和宽容的。比如去年,其对我们的荔枝还是采用首尾车的检查方式,具体步骤是看车头车尾和表面是否干净,是否剪短荔枝茎秆。走河口口岸因为没有现代化的检测设备,有时货物还是很容易通过,但走新青口岸,中方对整个集装箱进行超声波检查,所以发现了我方人员在搞些“瞒天过海”的小手段。


Khu trưng bày các loại trái cây của tỉnh Bắc Giang.

北江省展会上的各类水果
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Có những xe vải người Trung Quốc bốc ra kiểm tra, thấy dính có lá, cuống dài là bị trả lại, để đôi ba ngày đành phải đổ đi. Đó là vấn đề hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Thế nên năm nay trong hội nhóm thu mua vải ở Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã rất kiên quyết bảo nhau, không cắt cuống ngắn, còn sót lá là không mua, có người còn sẵn sàng chấp nhận nghỉ buôn, để người dân phải thay đổi.

中方有时候卸货检查,发现有叶子和长梗就会不予通关,所以那三两天的货就不得不丢弃掉。这是一个完全属于越方的问题。所以今年在北江省陆岸县的荔枝采购群聊中,他们就很坚决地相告,如果荔枝不剪短梗和留有叶子就拒绝购买,还有人愿意接受随时停止交易,以此迫使民众做出改变。

Báo chí cần phải hiểu để tuyên truyền chính xác

媒体应对事实进行正确报道

Thị trường càng khó tính thì khi hàng của ta “vượt rào” lọt qua càng được nâng cao giá trị đúng không, thưa bà?

市场越苛刻,当我们的货物“突破”它们时,我们的货物就越有价值,对吧,女士?

Vấn đề ở đây là truyền thông, báo chí của ta cũng nhiều khi coi thương lái Trung Quốc như một tội đồ, cho rằng người ta gây khó khăn, làm chuyện nọ chuyện kia. Ví dụ như năm ngoái có lan truyền việc thương lái Trung Quốc chèn ép giá với nông dân Việt Nam nhưng thực ra là hàng của ta không đủ tiêu chuẩn.

这里的问题是,我们的媒体经常丑化中国商人犹如罪犯,认为他们制造各种麻烦和搞这搞那。比如去年有传言说中国商人对越南农产品压价,但实际上是我们的货物不符合标准。

Báo chí, truyền thông cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước phải hiểu được điều đó để tuyên truyền cho chính xác, tránh chuyện cứ nói là thương nhân Trung Quốc gây khó khăn này nọ cho nông dân Việt Nam.

新闻界、媒体和国家管理机构必须明白原因,做出正确宣传,避免总是出现中国商人刁难越南农民一边倒的说法。


Thanh long của Việt Nam được người Trung Quốc ưa chuộng.

越南火龙果深受中国市场喜爱

Quan điểm của tôi là phải nghiên cứu sâu hơn về thị trường, tâm lý tiêu dùng, các chính sách, hỗ trợ của Trung Quốc đối với những nguồn cung nhập khẩu và đối với thị trường của họ. Phải hiểu họ đang quản lý trong nội địa như thế nào để mà ta bắt kịp.

我的观点是要深入了解中国市场、消费者心理、以及其对进口供应及国内市场的政策支持。我们必须要了解他们是如何管理国内市场的,这样我们才能跟上脚步。

"Có lần Bộ trưởng Lê Minh Hoan có hỏi rằng, sản xuất nông sản của Trung Quốc có phụ thuộc nhiều về khí hậu, thổ nhưỡng không thì tôi trả lời gần như không. "Thế thì phụ thuộc cái gì?", Bộ trưởng hỏi tiếp. Tôi trả lời: Phụ thuộc vào quy hoạch vùng, như Vân Nam, Trùng Khánh…chuyên canh rau màu thì họ sẽ đầu tư từ vật tư, dịch vụ đi kèm theo, còn Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến… chuyên canh cây ăn quả thì họ sẽ tập trung vào nghiên cứu giống, hạ tầng đi theo nó, vùng Sơn Đông, Nội Mông có nhiệt độ thấp, họ sẽ đầu tư nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao", bà Nguyễn Thị Thành Thực.

“有一次,黎明焕部长问中国的农业生产是不是对气候和土壤的依赖很大,我的回答几乎是没有。“那取决于什么?”,部长继续问。“要看区域规划,比如云南、重庆……专做蔬菜种植,从配套材料和服务上进行投资,而广东、广西、福建……如果专做果树种植,他们将重点研究品种和基础设施,顺势而为,山东和内蒙古气温低,他们会投资兴建温室和网房,进行高科技农业生产。”阮氏清树女士答道。

Sức ép từ các nước lân cận

来自邻国的压力
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Vừa rồi Trung Quốc có hỗ trợ cho Lào làm tuyến đường sắt cao tốc có thể đưa nông sản từ Lào, Thái Lan, Campuchia về nước mình rất tiện, trong khi đó đường sắt của ta đã lạc hậu cả thế kỷ.

近期,中国支持老挝建设高铁,可以非常方便地将老挝、泰国和柬埔寨的农产品运抵国内,而我们的铁路已经落后了一个世纪。