Phương Tây sẽ không thể kiềm chế công nghệ Trung Quốc

西方将无法再遏制中国科技


Những nỗ lực của Mỹ và đồng minh nhằm hạn chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc không chỉ vô tác dụng mà còn đẩy nhanh tốc độ đổi mới của nước này.

美国及其盟国为了限制中国科技实力的努力不仅毫无作用,反而加快了中国科技的发展速度。

Các nhà cung cấp phương Tây từng rất tự mãn trước Huawei - lúc đó chỉ là một công ty mới nổi của Trung Quốc. Với niềm tin rằng công nghệ vượt trội sẽ đảm bảo lợi thế trong nhiều thập kỷ, các nhà đương kim vô địch phương Tây lúc bấy giờ thường xuyên đánh giá thấp Huawei và không coi hãng này là mối đe dọa lâu dài.

西方的供应商们在面对华为的时候曾经非常自满,因为最初的华为只不过是中国的一家新企业。他们自信先进的技术将会使他们保持至少几十年的优势,那时候西方的科技巨头们对华为的评价通常都很低,并未将华为视为长期的威胁。

Sự tự mãn này đã dẫn đến hậu quả. Sự nổi lên nhanh chóng của Huawei đã để lại dấu vết "tàn sát" với hầu hết đối thủ cạnh tranh trên thị trường thiết bị viễn thông. Phương Tây có thể đang điên cuồng hạn chế ảnh hưởng của Huawei, nhưng sự việc từng diễn ra chính là minh chứng cho những gì sẽ xảy ra khi các doanh nghiệp phương Tây đánh giá thấp năng lực công nghệ của các đối thủ Trung Quốc - vốn là một xu hướng phổ biến cho đến gần đây.

自满的后果就是,华为在通讯设备市场迅速崛起,身后的是几乎所有竞争对手被“残杀”后留下的痕迹。西方现在可以疯狂的限制华为的影响力,但是当西方企业对中国对手的科技能力的评价过于低估时,曾经发生过的事情就是未来将会发生的事情的一个明证,这是近来的一个普遍趋势。

Trong nhiều ngành, các công ty phương Tây từng sẵn sàng đánh đổi ưu thế công nghệ ban đầu để đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường tỷ dân. Và bằng cách đó, họ đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các đối thủ Trung Quốc siêu cạnh tranh.

在很多行业,西方各企业曾经随时愿意交换最初的技术优势以靠近中国这个数十亿人口的大市场。通过这种形式的同时,他们也推动了中国超级竞争对手的快速发展。
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Kết quả, số lượng lĩnh vực mà phương Tây duy trì khoảng cách về công nghệ với Trung Quốc đang giảm đi nhanh chóng. Một số lĩnh vực của Trung Quốc như chất bán dẫn, dược phẩm, robot hay động cơ phản lực vẫn thường được coi là bằng chứng cho thấy nước này vẫn phải chật vật để bắt kịp với lượng kiến thức tích lũy của các nước phương Tây, nhưng thực tế là phương Tây hiện chỉ còn đóng vai trò dẫn đầu rõ ràng trong rất ít lĩnh vực. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng như thế nào trong hai thập kỷ qua.

结果,西方维持的与中国有技术差距的领域数量减少得越来越快。中国在一些领域如半导体、药品、机器人或反力发动机等领域仍然被视为中国正在苦苦挣扎追赶西方各国技术累积的凭证,但是实际上西方现在仅在少数领域扮演者领头人的角色。这一点证明了中国在过去20多年来的发展速度有多快。
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Trên thực tế, Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ, trong lĩnh vực fintech, một giám đốc điều hành ngân hàng cấp cao từng nói với tôi rằng các ngân hàng phương Tây luôn gặp khó khăn ở Trung Quốc vì họ hiện kém xa các đối tác Trung Quốc về công nghệ, nền tảng và sản phẩm. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện, thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán kỹ thuật số, công nghệ của Trung Quốc hoàn toàn có thể tương đương thậm chí vượt trội so với các công nghệ tốt nhất của phương Tây.

实际上,中国正在引领着很多工业和服务行业的发展趋势。比如,在金融科技领域,有个银行高级经理曾经说过,西方银行在中国一直遭遇到很多困难,因为他们在技术、基础和产品上远远不如中国的合作伙伴。在AI、量子计算、电动车、电子商务和数字化支付平台等领域,中国完全可以与西方最高的技术不分上下,甚至更加突出。
原创翻译:龙腾网 http://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Không rõ phương Tây có thể duy trì lợi thế công nghệ cho tới bao giờ, nhưng quy mô cam kết mà Trung Quốc thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách này là chưa từng có, phản ánh rõ mục tiêu chính sách và công nghiệp do nhà nước lãnh đạo.

不知道西方的技术优势可以维持到什么时候,但是中国为了要缩小彼此差距而做出的承诺和规划的规模是前所未有的,这清楚的反映了中国的工业和政策目标。

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi đặc biệt là khả năng thực tế của Trung Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn, không thể loại bỏ khả năng nước này sẽ đạt được trình độ ngang ngửa phương Tây trong các lĩnh vực công nghệ khác nhờ vào nhiều đột phá trong 20 năm qua.

尽管中国在半导体领域的实际能力还有所争论,但是凭借着过去二十年中所取得的技术突破,无法排除中国将会达到西方水平制程的可能。

Chiến lược đổi mới mạnh mẽ của Trung Quốc giải thích sự vội vàng của Mỹ và châu Âu trong việc hạn chế và làm chậm quá trình chuyển giao công nghệ cho nước này. Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua các biện pháp kiểm soát việc bán sản phẩm và giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ mua lại công ty nước ngoài của Trung Quốc. Trong khi các biện pháp như vậy có thể làm giảm tốc độ phát triển công nghệ, bất kỳ quan điểm nào cho rằng chúng sẽ hạn chế vĩnh viễn khả năng làm chủ công nghệ lâu dài của Trung Quốc sẽ là vô căn cứ vì ba lý do.

中国强势的创新政策解释了美国和欧洲在限制和迟缓对中国进行技术转交工作中的焦虑。欧美的这项工作主要是通过对中国出口产品的进行管控和严格监管中国对外国公司的收购来实现。类似的办法和措施可以减缓科技的发展,所谓将会永远限制住中国实现长期科技自主能力的任何观点都是毫无根据的,理由有以下三点:

Đầu tiên là việc loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay sẽ không đạt được hiệu quả hạn chế như khi nước này còn non trẻ. Trong những thập kỷ gần đây, nó đã phát triển tương đối thành công một hệ sinh thái trong nước phức tạp, đáp ứng khả năng hỗ trợ nguồn cung cho các mục tiêu dài hạn.

首先现在要将中国这个依然年轻的国家排除在全球供应链之外的计划是无法取得成效的。在最近几十年里,中国发展了一个复杂且成功的国内生态系统,确保了实现长期目标的能力供应来源。

Thâm Quyến và Bắc Kinh là hai trong số năm cụm công nghệ hàng đầu thế giới, và Trung Quốc hiện đang đổi mới hơn Nhật Bản về nhiều chỉ số. Tất nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để sáng tạo hơn là tiếp thu, nhưng Trung Quốc hiện có đủ nguồn lực và kiến thức để khiến các lệnh trừng phạt từ phương Tây chỉ có tác động tạm thời thay vì lâu dài.

深圳和北京是世界前五大技术集群中的其中两个,而且现在中国在很多创新指数上比日本更高。当然创造的所需要花费的时间总是比接收要多,但是中国现在有足够的能力和知识将西方的制裁造成的长期影响变为短期影响。

Chương trình vũ trụ của Trung Quốc thể hiện điều này. Mỹ hạn chế tới mức tối đa các dự án hợp tác giữa NASA với Trung Quốc và ngăn cản quốc gia châu Á này tham gia Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Mặc dù vậy, bất chấp những hạn chế này, chương trình không gian của Trung Quốc đã phát triển ngày càng tiên tiến. Trong năm nay, nước này dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ có người lái của riêng mình và cố gắng hạ cánh máy bay thám hiểm trên sao Hỏa. Trung Quốc và Nga cũng được cho là sẽ hợp tác để thiết lập một căn cứ mặt trăng quốc tế nhằm cạnh tranh với kế hoạch quay trở lại mặt trăng của NASA và đe dọa vai trò lãnh đạo lĩnh vực khám phá không gian của Mỹ.

中国的太空项目就是这一点的体现。美国最大限度的限制中国和NASA之间的合作和阻挡中国参加ISS国际空间站。尽管如此,无视上述的限制,中国空间项目的发展越来越先进。今年,中国预计将会建设属于自己的空间站并努力实现火星探测飞船的着陆。为了和NASA的月球回归计划进行竞争,中国和俄罗斯也表示将会合作设计一座国际月球基地,美国的太空领域领导者地位遭遇到了威胁。

Lý do thứ hai là quá trình đổi mới luôn được hưởng lợi từ quy mô lớn hơn, cả về nguồn lực sẵn có và khả năng hỗ trợ các công nghệ cạnh tranh. Tuy nhiên khi ngăn các công ty phương Tây tiếp cận các cơ hội kinh doanh tiềm năng ở Trung Quốc, các biện pháp như vậy có nguy cơ làm nghiêng lợi thế quy mô về phía Trung Quốc.

第二个理由是创新过程中通常规模越大获利越多,包括现有的资源和具备竞争实力的技术支持。然而阻止西方企业靠近中国这些潜在机遇的同时,这些措施也会导致产生规模优势倒向中国的危机。

Lợi thế này sẽ trở nên vững chắc hơn bao giờ hết khi Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phương Tây trong dài hạn.

当中国取代美国成为世界最大经济体之后,这一优势将会愈加的巩固,并且帮助中国在长期时间内维持着比西方更快的增长速度。

Lý do cuối cùng là việc phương Tây cố gắng khai thác các điểm yếu của Trung Quốc sẽ càng củng cố quyết tâm của nước này nhằm đạt được sự độc lập và ưu việt về công nghệ. Điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt của Trung Quốc với các tiêu chuẩn và khuôn khổ quốc tế hiện có, đẩy nhanh sự phân chia toàn cầu giữa công nghệ Trung Quốc và phương Tây. Trên thực tế đây rõ ràng là một nghịch lý khi phương Tây càng cố làm chậm sự phát triển của Trung Quốc, thì nước này càng tiến gần hơn đến mục tiêu làm chủ công nghệ.

最后一个理由是西方越是针对中国的弱点就会越坚定中国实现技术自主和保持技术优势的目标。这会导致现有国际框架和标准和中国之间存在差异,加快了中国和西方科技在全球的分离。实际上这是一种很明显的悖论,西方越是刻意打压中国的发展,中国则越是加快科技自主目标的实现。

Vì vậy, những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc khó có thể thành công trong dài hạn. Các biện pháp ngăn chặn đã được công bố có thể có tác động ngắn hạn nhưng mục tiêu của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nếu xét về nguồn lực, tài năng, khả năng và quyết tâm của nước này.

因此,从长期的角度来看,那些遏制中国的努力难以实现。那些已经公布了的制裁措施可以在短期内有效但是从中国所拥有的资源、才能、能力和决心来看,中国的目标将不会受到影响。

Do đó, các hành động của phương Tây chỉ đơn giản là đẩy nhanh sự xuất hiện của hiện tượng phân cực công nghệ toàn cầu. Mặc dù đây có thể không phải là vấn đề đối với châu Âu và Mỹ, nhưng nó sẽ là một thách thức thực sự đối với phần còn lại của châu Á, khi họ buộc phải chọn giữa hai. Những lựa chọn đó sẽ có ý nghĩa địa chính trị và kinh tế sâu sắc.

由此可见,西方的行动只是单纯的加快了全球科技分化的现象。尽管这对于欧美来说不是什么大问题,但是对于亚洲其他国家而言却是一个真正的挑战,因为他们不得不二选一。他们做出的选择将会有深刻的经济和地缘政治意义。